Chủ Nhật, ngày 26/07/2020 - 23:17
Hiểu Đúng Về Kem Chống Nắng Hóa Học
Dù bạn là ai, ở độ tuổi nào đang ở đâu đi chăng nữa thì các bác sĩ da liễu vẫn khuyên bạn phải sở hữu một sản phẩm kem chống nắng. Trong những bài viết trước chúng tôi đã nói đến kem chống nắng vật lý và ngày hôm nay, Paula’s Choice sẽ gửi đến bạn một bài viết đầy đủ về kem chống nắng hóa học nhé.
Mục lục bài viết [Ẩn]
- 1 Kem chống nắng hóa học là gì?
- 2 Tác dụng của kem chống nắng hóa học
- 3 Thành phần chính trong kem chống nắng hóa học
- 4 Cơ chế hoạt động của kem chống nắng hóa học
- 5 Ưu – nhược điểm của kem chống nắng hóa học
- 6 Kem chống nắng hóa học phù hợp với loại da nào?
- 7 Các loại kem chống nắng hóa học tốt nhất hiện nay của nhà Paula’s Choice
- 8 Các bước sử dụng kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học là gì?
Kem chống nắng hóa học (Hay còn được biết đến với tên gọi là Sunscreen) là kem chống nắng hữu cơ với thành phần nổi bật là: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,…
Tác dụng của kem chống nắng hóa học
Cũng giống như các loại kem chống nắng khác, kem chống nắng hóa học bảo vệ da dưới tác động của tia UV và các tác nhân nguy hiểm từ môi trường. Sử dụng như bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da buổi sáng, kem chống nắng hóa học xây dựng lên một lớp khiên bảo vệ kiên cố bảo vệ da hoàn hảo. sẽ hấp thụ các tia UV để phân hủy và xử lý trước khi chúng gây nguy hại cho da.
Thành phần chính trong kem chống nắng hóa học
Avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,… là những thành phần thường thấy ở những sản phẩm kem chống nắng hóa học quen thuộc. Đây là đều là các thành phần tan được trong dầu, có tác dụng bảo vệ đối với cả 2 tia UVA và UVB bằng cách hấp thụ, xử lý và phân hủy trước khi chúng làm tổn hại đến da, tuy vậy lại rất dễ bị phân hủy dưới ánh mặt trời. Các thành phần trên đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA hiện tại chấp thuận sử dụng trong chế phẩm chống nắng.
Avobenzone là chất hấp thụ tia UVA rất mạnh. Đây là chất chống nắng duy nhất được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA chấp thuận. Tuy nhiên, avobenzone lại rất kém bền vững với ánh sáng, sau 1 giờ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, hiệu quả bảo vệ da giảm khoảng 50 – 60%.
Cơ chế hoạt động của kem chống nắng hóa học
Hoạt động như một màng lọc hóa học, kem chống nắng hóa học bảo vệ da khỏi tia tử ngoại bằng cách hấp thụ, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da. Kem chống nắng hóa học thường có kết cấu mỏng, nhẹ, không màu, không mùi và được ưu ái hơn kem chống nắng vật lý về khả năng chống lại tia UV.
Ưu – nhược điểm của kem chống nắng hóa học
Ưu điểm kem chống nắng hóa học
Với kết cấu mỏng, nhẹ, ít nhờn rít nên khi thoa đều trên da sẽ ít gây bít tắc lỗ chân lông, thuận tiện cho việc sử dụng hàng ngày.
- Vì thành phần thường có avobenzone, oxybenzone nên không gây vệt trắng trên da và không gây bóng nhờn.
- Kem chống nắng hóa học có nhiều loại với các chỉ số SPF khác nhau và có cả loại có khả năng kháng nước, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng
- Phù hợp với da mụn, da dầu.
- Dễ tiệp màu da và cũng có thể sử dụng để thay để kem lót trang điểm.
Nhược điểm kem chống nắng hóa học
- Kem chống nắng hóa học dễ gây kích ứng cho da đặc biệt là da nhạy cảm
- Kém bền vững dưới tác động của môi trường, vì thế thời gian bôi lại kem chống nắng hóa học sẽ nhanh hơn so với vật lý.
- Do có thành phần hóa học, nên khi bôi lên mắt có thể sẽ gây khó chịu hoặc cay mắt.
- Cần phải đợi 15-20 phút để kem có tác dụng trên da rồi mới đi ra ngoài được.
Kem chống nắng hóa học phù hợp với loại da nào?
Do có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh và dễ tiệp màu da, kem chống nắng hóa học chính là lựa chọn phù hợp với các bạn có làn da dầu hoặc các bạn muốn lớp kem chống nắng đồng thời trở thành một lớp nền trang điểm nhẹ nhàng.
Các loại kem chống nắng hóa học tốt nhất hiện nay của nhà Paula’s Choice
Kem chống nắng cho da mụn tốt nhất
CLEAR ULTRA-LIGHT DAILY FLUID SPF 30 – 6130
Điều gì làm nên sự đặc biệt của em kem dưỡng chống nắng Clear này? Công thức đặc biệt cải thiện hệ quả sau mụn, giảm thiểu sớm các vấn đề lão hóa, tạo một lớp lót mềm mịn cho da mụn mà không hề gây bít tắc lỗ chân lông
Kem chống nắng cho mặt và body
EXTRA CARE NON-GREASY SUNSCREEN SPF 50 – 2320
Sản phẩm kem chống nắng giàu chất chống lão hóa, lâu trôi sẽ mang đến cho bạn làn da mịn màng bất ngờ bởi cấu trúc sản phẩm dạng kem sữa dành cho cả mặt và cơ thể, mang lại cảm giác nhẹ nhàng bất ngờ trên da.
– Dành cho da hỗn hợp, da dầu.
– Công thức lâu trôi dưới nước là một sản phẩm lý tưởng dành cho các hoạt động ngoài trời và thể thao.
– Cấu trúc mềm mại mang lại lớp nền hoàn hảo.
– Chỉ số chống nắng lý tưởng SPF 50.
Kem chống nắng dành cho da thường tới da khô
RESIST SKIN RESTORING MOISTURIZER WITH SPF 50 – 7970
Với thành phần bao gồm Niacinamide, Bơ đậu mỡ và chiết xuất từ cam thảo sẽ khiến da bạn trở nên trẻ trung, săn chắc và đều màu hơn.
Sản phẩm kem chống nắng hóa học 2in1:
Chống lão hóa sớm: Chống chảy xệ da, chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi những căng thẳng từ môi trường.
Phù hợp đi biển, hay hoạt động ngoài trời thời gian dài.
Cải thiện kết cấu và tông màu da, đem lại làn da rạng rỡ hơn sau mỗi lần sử dụng.
Kem chống nắng dành cho da dầu
SKIN BALANCING ULTRA-SHEER DAILY DEFENSE BROAD SPECTRUM SPF 30 – 1560
Dành cho da thường đến da dầu, da hỗn hợp đặc biệt da có tình trạng lỗ chân lông to.
Với công thức dạng dung dịch siêu nhẹ, không nhờn dính, sản phẩm tối ưu cho làn da nhiều dầu, lỗ chân lông to, giúp duy trì làn da đều màu, tươi trẻ.
Các bước sử dụng kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng sử dụng như là bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da ban ngày. Sau khi bôi kem dưỡng ẩm hãy đợi 15 phút rồi hãy tiếp tục apply kem chống nắng.
Liều lượng bôi kem chống nắng khoảng 1 đồng xu là đủ cho cả khuôn mặt. Nếu bôi không đủ thì hiệu quả chống nắng cho da sẽ không được tối ưu.
Do tính kém bền vững dưới ánh sáng, bạn nên bôi lại kem chống nắng hóa học sau 2 tiếng. Các bác sĩ da liễu khuyên rằng, bạn nhất định phải bôi lại kem chống nắng liên tục sau mỗi 2h.